Cách làm chân yến thô đúng chuẩn và giữ được trọn vẹn dưỡng chất, tiết kiệm thời gian & chế biến được nhiều món ngon luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người dùng. Vậy đâu là bí quyết mà bạn nên bỏ túi nếu trót mê món chân yến thô giòn giòn sựt sựt vô cùng đã miệng này. Cùng Yến sào cao cấp tìm hiểu ngay bạn nhé!
Trước khi tìm hiểu cách làm chân yến thô thì việc bạn cần quan tâm chính là chân tổ yến thô là gì để xử lý đúng cách nhằm giữ được trọn vẹn dưỡng chất của yến. Chân yến thô được biết chính là phần rìa hai bên của tổ yến, rất cứng do chim yến xây đầu tiên để gắn tổ lên vách bằng nước dãi và không có nhiều lông. Sau khi làm xong chân yến thô thì chim yến mới gắn hai đầu để làm thành tổ yến.
Để làm chân yến bạn có thể ngâm chân yến trong nước từ 60-80 phút cho nở sau đó dùng một cái ray để rửa lại yến từ 3-4 lần cho đến khi chân yến thô sạch thì bạn có thể đem đi chưng hoặc loại bỏ một số lông tơ. Lưu ý, khi rửa chân yến thô bạn cần rửa thật nhẹ nhàng, không dùng vòi nước mạnh rửa trực tiếp vì sẽ làm chân yến bị nát và mất dinh dưỡng.
Chân yến thô lựa chọn được rất nhiều khách hàng yêu thích
Cũng giống như tổ yến, yến vụn, chân yến cũng có thể chế biến thành rất nhiều món ăn giàu dinh dưỡng. Điều đặc biệt của chân yến chính là vị giòn dai do đặc tính cứng của chân yến trong quá trình xây tạo nên.
Dù bạn yêu thích bất kỳ món ăn nào từ chân yến nhưng công thức chung bạn nên ghi nhớ chính là sau khi làm sạch chân yến nên chưng cách thủy trong khoảng 30-40 phút với lửa vừa để chân yến nở.
Sau đó bạn có thể cho yến vào bất kỳ món ăn nào yêu thích như hạt sen, táo tàu, hạt chia,... hoặc cho vào các món ăn bổ dưỡng như cháo gà, cháo bồ câu,...
Phần chân yến đã ngâm nở còn lại bạn có thể cho vào tủ mát cất dùng dần nhưng không nên để quá 10 ngày tránh gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng yến.
Đây là cách làm chân yến thô và chưng chân yến thô đúng cách, đơn giản và dễ dàng mà bạn có thể ghi nhớ để bổ sung yến tốt nhất cho sức khỏe. Với những người yêu thích yến và đặc biệt thích cảm giác dai giòn khi ăn sợi yến thì chân yến là tuyệt phẩm mà bạn tuyệt nhiên không được bỏ qua.
Chân yến thô chưng táo đỏ hạt sen thơm ngon đã miệng
Bên cạnh việc nắm bắt cách làm chân yến thô đúng cách thì việc bảo quản chân yến thô cũng là vấn đề bạn cần đặc biệt quan tâm. Thông thường, cách bảo quản chân tổ yến cũng tùy vào từng dòng yến mà bạn mua, với chân yến thô khô ráo thì cần để tự nhiên trong nhiệt độ khô thoáng là được.
Nếu chân yến đã ngâm như đã nói ở trên chỉ nên bảo quản tối đa khoảng 10 ngày để không làm mất đi dưỡng chất của yến. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ về số lượng chân yến ngâm dùng để tránh mất thời gian và đảm bảo được dinh dưỡng của yến trong suốt quá trình sử dụng.
Lưu ý trước lúc để vào tủ lạnh thì nên để thật ráo nước, rồi để vào hộp cất như yến sào cao cấp đã chia sẻ sẽ giúp yến bảo quản được một cách tốt nhất. Tránh trường hợp tránh vì tiết kiệm thời gian sơ chế yến mà bạn ngâm yến quá nhiều, bảo quản sai cách làm mất đi dinh dưỡng của yến.
Chân yến thô lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe